Chất độc da cam Tội_ác_của_Quân_đội_Hoa_Kỳ_và_đồng_minh_trong_chiến_tranh_Việt_Nam

Bài chi tiết: Chất độc da cam
Máy bay Mỹ đang rải chất da cam

Chất độc da cam (tiếng Anh: Agent Orange, nghĩa là "tác nhân Da cam") là loại chất độc được điều chế từ Hormone thực vật và 2,3,7,8-TCDD dioxin, loại chất này được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam nhằm làm rụng là và tiêu diệt thực vật trên mặt đất để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. Nó là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).

Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, của Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam. Việc rải chất độc da cam đã trở thành 1 chiến dịch quân sự mang tên Chiến dịch Ranch Hand.

Do nó có chứa chất Dioxin - nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ nên chất độc da cam tồn tại rất lâu trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và động vật.Nó có thể di truyền trong cơ thể con người qua nhiều thế hệ. Đây chính là tác nhân chính của nhiều trường hợp dị dạng của những người từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam và cả con cháu của họ.

Hậu quả của chất da cam vô cùng to lớn,làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.

Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam[79].

Theo Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[80]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[81].

Một chiếc trực thăng UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969

Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã khẳng định rằng hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng, vì điôxin là chất độc nhất mà loài người đã tổng hợp được. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Cũng theo hai nhà khoa học Nga này, tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người[82].

Hiện nay thì sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa cũ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là hai nơi chứa lượng chất da cam đậm đặc nhất do sau chiến tranh nhiều thùng chất da cam bị bỏ lại ở đây, cần phải làm sạch khẩn cấp.

Nạn nhân dioxin tại Việt Nam

Đã và đang có nhiều vụ kiện của các cực chiến binh Hoa Kỳ,Hàn Quốc, Canada, Úc và cả các cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, cựu chiến binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng nạn nhân là người dân Việt Nam đối với 4 công ty hóa chất đã cung cấp chất da cam cũng như dioxin cho quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam bao gồm:Dow Chemical, Montaso Ltd, Phamacia Corporation, và Hercules Incorporated[83].Các hành động này ngày càng được dư luận quốc tế ủng hộ và quan tâm như ông Len Aldis đã lập một trang web kêu gọi ký tên vì công lý.[84]

Cũng cần phải nói thêm rằng, những công ty hóa chất như Mosanto, Dow Chemical đã nói dối Quân đội Hoa Kỳ rằng chất da cam không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và đã gây ra những căn bệnh quái ác cho cả lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam. Điển hình như con trai của Đô đốc Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, tướng Elmo Zumwalt, người đã ra lệnh rải chất độc da cam tại Việt Nam đã chết vì bệnh ung thư, ảnh hưởng trực tiếp từ chất da cam.[85]. Binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam còn được cung cấp những bình xịt bằng tay hoặc từ xe cơ giới. Nhiều lính Mỹ thường than phiền với bác sĩ về việc bị bỏng da, nhức đầu, nôn mửa và nhiều triệu chứng phơi nhiễm chất độc, nhưng họ đều được bảo rằng điều đó không liên quan gì tới việc phun xịt chất diệt cỏ.

Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ và một số tướng lĩnh trong Quân đội Mỹ biết sự thật nhưng không nói. Điểm chứng tỏ điều này rõ nhất chính là việc căn cứ của các máy bay tham gia chiến dịch Ranch Hand được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62 của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá hình là Không đoàn 14. Ngoài ra các phi công này khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc thường phục và các máy bay phải sơn cờ Việt Nam Cộng hòa, từ những năm 1965 thì các máy bay này mới được trả phù hiệu của Không lực Hoa Kỳ[86]. Chính phủ Mỹ muốn chính quyền Nam Việt Nam phải nhận trách nhiệm về việc sử dụng chất diệt cỏ, và đã yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm ra tuyên bố rằng các chất này không gây hại gì cho sức khỏe con người [86]. Trong suốt thời gian cuộc chiến, các báo cáo về tình trạng dị dạng bẩm sinh xuất hiện trên báo chí Sài Gòn đều bị gạt bỏ vì cho rằng điều này giúp tuyên truyền cho cộng sản. Những lời oán thán về các chứng bệnh nguy hại từ các nông dân ở miền Nam Việt Nam đều bị làm ngơ [86].

Khi chúng tôi (các nhà khoa học quân sự) tiến hành chương trình về thuốc diệt cỏ trong những năm 1960, chúng tôi đã được cảnh báo về khả năng hủy hoại của thuốc diệt cỏ đã nhiễm dioxin. Thậm chí chúng tôi còn được cảnh báo rằng thuốc diệt cỏ theo công thức "quân đội" có nồng độ dioxin cao hơn các loại thuốc diệt cỏ "dân sự" vì giá thành thấp và thời gian sản xuất ngắn. Tuy nhiên, vì sản phẩm được sử dụng vào "đối phương" nên không ai trong chúng tôi tỏ ra quan tâm thái quá. Chúng tôi không bao giờ hình dung ra cảnh binh lính của mình cũng sẽ bị nhiễm độc. Và, nếu xảy ra tình huống này, chúng tôi mong chính phủ của chúng ta sẽ trợ giúp các cựu chiến binh bị phơi nhiễm..
— Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học từng phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ, người đã thiết kế các thùng chứa thuốc khai quang đặt trên trực thăng, và cũng là người viết báo cáo tổng kết về Chiến dịch Ranch Hand [86]

Liên quan

Tội ác của Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh trong chiến tranh Việt Nam Tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga Tội ác chiến tranh của Liên Xô Tội ác của quân đội Hoa Kỳ Tội ác chiến tranh của Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai Tội ác và hình phạt Tội ác chiến tranh của Nhật Bản Tội ác của Đức Quốc Xã đối với Ba Lan Tội ác Cộng sản (luật pháp) Tội ác chiến tranh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tội_ác_của_Quân_đội_Hoa_Kỳ_và_đồng_minh_trong_chiến_tranh_Việt_Nam http://www.greenleft.org.au/2007/706/36655 http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KI01Ae... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/1508... http://www.consortiumnews.com/archive/colin3.html http://www.crimelibrary.com/notorious_murders/mass... http://www.dailykos.com/story/2014/9/20/1331165/-T... http://landtourcondao.com/news/502/229/Nguoi-My-ki... http://www.thenation.com/doc/20081201/turse http://www.toledoblade.com/apps/pbcs.dll/section?C... http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/m...